Cha mẹ nên làm gì cho trẻ - cách dạy trẻ thành người tài năng

Tấm lót chống thấm 0907799286 0902849697
Cha mẹ nên làm gì cho trẻ - cách dạy trẻ thành người tài năng
Ngày đăng: 30/12/2022 09:51 AM

Trong gia đình, mối quan tâm của những người giàu không phải tiêu gì cho con, mà là giúp con hiểu giá trị gia đình. Kết quả thú vị từ 1 khảo sát gần đây trên 1000 người trẻ có cha mẹ với tài sản trên 1 triệu đô ở Mỹ đã nói rằng: hầu hết cái mà họ được nhận là giá trị gia đình hơn là tiền bạc. Vậy, giá trị gia đình là gì? Và điều gì làm nên sự bền vững của một gia đình.

ĐỐI THOẠI LÀ 1 DI SẢN CỦA GIA ĐÌNH
Như 1 luật chung của những gia đình triệu phú, đối thoại trong gia đình luôn được duy trì như 1 hoạt động thường nhật vì đó là cách gắn kết với con cái và truyền đạt những di sản quan trọng khác. Đối thoại của họ với con cái có gì đặc biệt?

1. Tôn trọng con cái, thì con cái cũng tôn trọng họ
Tôn trọng bao gồm cho nhau sự lựa chọn, lắng nghe giải pháp và lí do cùng nhau.

2. Không bao giờ là 1 chiều, mà là 2 chiều
Giống như trò chơi đến lượt lúc nhỏ, hỏi-đáp là cách được sử dụng. Cha hỏi, con đáp, rồi đến con hỏi cha đáp. Vợ chồng cũng cần thường xuyên đối thoại và hỏi đáp nhau, như vậy mới là gia đình, là di sản cần giữ gìn.

VỚI TRẺ NHỎ, ĐỐI THOẠI LÀ 1 PHẦN CỦA DI SẢN SỚM CỦA GIA ĐÌNH NÊN ĐƯỢC NUÔI DƯỠNG VÀ PHÁT HUY


Khi trò chuyện cùng con nên tuân thủ nguyên tắc trên vì đó là cách mà làm giàu ngôn từ, tình cảm gắn kết và hơn hết nhiều di sản khác của gia đình sẽ hình thành sớm khi trẻ nhỏ.

ĐỐI THOẠI LÀ CÁCH TRUYỀN TẢI NHỮNG DI SẢN KHÁC CỦA GIA ĐÌNH, VẬY DI SẢN KHÁC LÀ GÌ?

1. HIỂU GIÁ TRỊ TIỀN
Họ không nhấn mạnh sự giàu sang hay mua được gì. Họ nhấn mạnh cách quản lý đồng tiền thông qua dạy cách tiết kiệm, quản lý khoản vay và chi tiêu.

Bên cạch đó, họ dạy con từ sớm cách làm đồng tiền không "đứng lại" bằng cách đầu tư.

Nói chung, họ dạy cách làm chủ đồng tiền từ chi tiêu, đầu tư đến quản lý nợ vay. Hầu hết là kỹ năng.

ĐIỀU GÌ CHA MẸ CÓ THỂ LÀM KHI TRẺ NHỎ?
1. Hiểu giá trị của món đồ chơi. Bạn không nên mua đồ chơi cho trẻ chỉ vì trẻ muốn hay trẻ vui thích, mà là cho trẻ lựa chọn và nói mục đích khi có món đồ chơi đó. Đồ chơi là bài học đầu tiên cha mẹ có thể dạy trẻ về sử dụng đúng mục đích và đúng chức năng, hơn chỉ là món đồ mua vui.

2. Cách tiêu tiền có thể dạy cho trẻ từ sớm
Với trẻ nhỏ, khi dạy trẻ nhỏ về tiêu tiền thì hãy dạy trẻ ngoài túi tiền để tiêu còn 2 túi khác là túi để dành và túi đầu tư. Trẻ nhỏ chỉ cần học về 3 túi này là đủ vì mục đích của bạn là muốn trẻ có cách suy nghĩ tư duy, không phải kiếm tiền. Khi có suy nghĩ tư duy thì ở bất cứ lĩnh vực nào, trẻ cũng kiếm tiền được. Hơn nữa, khi trẻ nhận ra phải chi tiêu trong 1 giới hạn thỏa thuận thì trẻ có tư duy về sự lựa chọn. Tôi đồng ý với cha mẹ cho trẻ tiền tiêu vặt hàng tháng từ sớm, nhưng họ phải dạy trẻ cách tiêu và 3 túi. Nguồn tiền có thể là tiền cho đi học mỗi ngày, tiền lì xì Tết, tiền bạn cho tượng trưng mỗi tháng. Trẻ cần được nói định nghĩa về 3 túi này một cách rõ ràng về mục đích để trẻ nhận ra giá trị của nó:

Túi tiêu tiền: Con có thể mua đồ chơi, bánh kẹo khi đi học và những thứ con muốn có.

Túi để dành: Tôi thấy cách mà người Anh dạy con dùng túi này rất hay. Họ bảo rằng: Túi này con có thể dùng để mua đồ cho con khi con hết túi tiền tiêu, nhưng con cũng có thể chọn mua cho người khác khi họ cũng hết túi tiền tiêu. Con có quyền chọn. Nhiều bé chọn cách dùng số tiền này để cho nhà thờ, cho 1 quỹ từ thiện, cho người vô gia cư, mua bánh cho bạn nhỏ, mua đồ ăn cho mèo hoang, làm bánh cho người già vào ngày lễ. Khi bạn cho trẻ tự chọn sử dụng nó thì bạn đừng can thiệp trẻ dùng nó làm gì. Bạn chỉ gợi ý cho trẻ những nguồn đề cập ở trên, còn quyết định dùng nó thế nào là ở trẻ. Bài học trẻ học về sự lựa chọn sẽ có giá trị rất lớn.
Túi đầu tư: Con dùng nó để mua sự hiểu biết: Sách, lớp học, khóa học. Hãy hỏi trẻ con muốn tìm hiểu gì thêm. Nếu con biết con cần hiểu thêm điều gì, đó là lúc con cần đầu tư. Dạy con đầu tư không hẳn phải dạy trẻ lấy tiền để học 1 bài học kinh doanh. Đơn giản, bạn dạy trẻ rằng: Giá trị con bỏ ra cho học thức bản thân là phần đầu tư sẽ sinh lãi trên bản thân con.



 

2. BIẾT YÊU THƯƠNG VÀ CHO ĐI
Một di sản quan trọng của gia đình cần được dạy cho con cái là sự yêu thương. Sự yêu thương được dạy bằng sự quan tâm và chia sẻ thông qua hiểu sự khó khăn của 1 ai đó, gồm cả thành viên của gia đình hay là 1 người vô gia cư xa lạ.

Để hiểu cảm nhận của người khác, nữ đạo diễn Phim nổi tiếng người Mỹ Rachel Grady từng nói: luôn đặt chân bạn vào giầy của họ, nếu bạn đau thì họ cũng sẽ đau như bạn".

Để anh chị em yêu thương nhau, con cái yêu thương cha mẹ, chúng cần được dạy cách yêu, chứ không phải bạn yêu chúng, chúng sẽ có nghĩa vụ "yêu lại bạn". Sai lầm lớn của chúng ta là cứ yêu con, thương con, cái gì cũng chiều chuộng, giành hết khó khăn vì sợ con cực, tích góp để cho con vì sợ con phải tự kiếm hay thua thiệt. Sai ở chỗ, đứa trẻ chỉ được nhận mà không biết yêu và biết chia sẻ. Khi bạn không còn làm gì được cho chúng, chúng không biết cách chia sẻ sự khó khăn về già của bạn hay bất kì san sẻ yêu thương nào chỉ vì chúng không biết cách. Đâu ai dạy chúng biết! Dạy trẻ biết yêu thương là điều đúng và cần làm, không phải vì lợi ích của chúng ta, mà còn giúp trẻ học cách sống tốt giữa thế giới này. Nếu không dạy, thì trẻ chỉ sống cho trẻ, và không ai muốn làm vợ/chồng, làm bạn, làm đồng nghiệp, làm đối tác với người như vậy! Đúng không nào!

3. THẤT BẠI LÀ MỘT PHẦN CỦA TRÒ CHƠI

Nếu ai đó cảm thấy sợ thất bại thì người đó sẽ không bao giờ hoàn thành trò chơi và dĩ nhiên sẽ không bao giờ chiến thắng. Đó là điều hiển nhiên. Những ai hiểu rằng có chơi, có thất bại, có thắng sẽ là 1 người chơi tốt.

Tỷ phú Warren Buffett từng chia sẻ: Tôi cũng có những lúc bỏ tiền ngu ngốc: đầu tư 400 triệu đô vào Dexter Shoe, và nó cho tôi 1 con số 0 sau đó. Nhưng nó không cản tôi đầu tư 400 triệu đô cho Berkshire, nó đã cho tôi 3 con số 0 đứng sau số tiền đầu tư của tôi. Thất bại hay chiến thắng chỉ là 1 phần của trò chơi, tôi biết nếu tôi không chơi là tôi chắc chắn thua.

Với loài vật, thất bại sẽ làm chúng tinh tường và khôn ngoan hơn. Lẽ nào con người lại để thất bại làm gục ngã và đau khổ. Sự khác biệt là do cách chúng ta suy nghĩ. Con người thường suy nghĩ về người khác nhìn vào thất bại của mình, còn con vật chỉ có 1 suy nghĩ-đó là làm sao bản thân nó tốt hơn để gia tăng cơ hội bắt được con mồi, có cái ăn. Lúc nhỏ, trẻ không quan tâm đến thất bại, nhưng khi lớn chính người lớn chúng ta hay nói với trẻ những cảm xúc tiêu cực và trẻ học được cách để ý suy nghĩ của người khác, hơn là tập trung vào bản thân.

Để giúp trẻ hoàn thiện tốt bản thân, bạn cần:
a. Đừng tỏ vẻ thất vọng hay chỉ trích trẻ về thất bại bởi vì thất bại điều bình thường trong cuộc sống
b. Trẻ cần được cho biết: Ai cũng thất bại. Dù đó là thần tượng của trẻ.
c. Thay vì dùng lời động viên hoa mỹ, bạn nên cho trẻ quy trình để thực hiện lại. Trẻ cần hành động.
d. Hãy kể cho trẻ những mẫu chuyện thất bại và biết đứng lên, thay vì chỉ kể những điều thành công tốt đẹp.

Note
Neubaum, D. O., Dibrell, C., Thomas, C., & Craig, J. B. (2017) Stewardship climate: Scale development and validation

Craig, J.B. and Moores, K (in Press) Leading a Family Business: Best Practices for Long-term Stewardship. Praeger Publishing

Nguồn: BS Anh Nguyễn - Chuyên gia dinh dưỡng trẻ em.

Go Top
Zalo
Hotline