Để bé học giỏi ngôn ngữ, bố mẹ bắt buộc phải biết các điều này

Tấm lót chống thấm 0907799286 0902849697
Để bé học giỏi ngôn ngữ, bố mẹ bắt buộc phải biết các điều này
Ngày đăng: 03/11/2022 09:51 AM

Giới thiệu

Con quý vị học ngôn ngữ như thế nào?

  • Trong năm đầu tiên, các trẻ sơ sinh học thật nhiều về ngôn ngữ và giao tiếp, cho dù trẻ chỉ có thể nói được vài từ vào ngày sinh nhật đầu tiên của chúng. Các trẻ sinh ra đã thích thú và được kích thích để học ngôn ngữ và nghe tất cả các lời nói và âm thanh khác trong môi trường của mình, nhất là từ những người mà chúng yêu thương.
  • Chúng học ngôn ngữ một cách tự nhiên từ quý vị và những người ở xung quanh trẻ qua các cách mà chúng ta nói chuyện với chúng từ giây phút mới sinh ra đời và trong mọi tương tác.
  • Thậm chí các trẻ sơ sinh nhỏ và thành viên gia đình của chúng vẫn có “các cuộc đàm thoại”, mà ở đó trẻ chỉ phát ra những tiếng ú ớ hay bập bẹ rồi chờ đợi và người lớn nói chuyện trở lại với trẻ. Bắt đầu bằng các cuộc đàm thoại này, trẻ sơ sinh bắt đầu học cách đàm thoại, đi, thụ hưởng trải nghiệm được “lắng nghe”, và hăm hở tiếp thu lời nói mà gia đình đang nói với mình.
  • Nhiều gia đình nhận thấy việc sử dụng một số dấu hiệu và cử chỉ đơn giản của trẻ (nghĩa là, thêm nữa, nước, sữa, xong rồi) đem lại cho trẻ cơ hội giao tiếp trước khi chúng có thể nói thành lời.
  • Nhiều điều mà quý vị đã làm với con quý vị sẽ giúp trẻ học nói. Các thành viên gia đình nói chuyện về những gì đang xảy ra tức thì với trẻ một cách tự nhiên. Việc này giúp các trẻ liên kết các từ với các đồ vật và trải nghiệm mà chúng đang có.

Quá Trình Phát Triển Song Ngữ

Các trẻ thuộc các gia đình dùng song ngữ hay không dùng tiếng Anh học ngôn ngữ như thế nào?

  • Các trẻ nhỏ rất khéo léo trong việc học ngôn ngữ và có khả năng học hai hay nhiều ngôn ngữ ngay cả trước khi chúng bắt đầu đi học.
  • Các gia đình nói một ngôn ngữ ở nhà không phải là tiếng Anh có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình làm ngôn ngữ chính với các trẻ. Việc học tiếng mẹ đẻ giúp các trẻ cảm thấy kết nối với gia đình và văn hóa của mình. Chúng có thể học tiếng Anh đồng thời nếu gia đình dùng song ngữ hoặc chúng có thể học tiếng Anh khi bắt đầu đi nhà trẻ hay đi học.
  • Các gia đình hỗ trợ việc học ngôn ngữ bằng cách nói chuyện, đọc sách và hát cho các con mình bằng tiếng mẹ đẻ. Bằng cách này các trẻ học được nhiều kỹ năng ngôn ngữ sẽ giúp cho trẻ khi bắt đầu học tiếng Anh.
  • Kiểm tra thư viện sách bằng tiếng mẹ đẻ ở địa phương của quý vị.
  • Các trẻ có cơ hội nói song ngữ ở độ tuổi đầu đời này sẽ hưởng lợi từ việc sử dụng hai ngôn ngữ trong suốt cuộc đời mình.

Ngôn Ngữ Tiếp Thu

Con quý vị hiểu được gì?

“Ngôn ngữ tiếp thu” ám chỉ tất cả những từ mà các trẻ nghe và hiểu, thậm chí là trước khi chúng có thể tự nói được các từ đó. Các trẻ hiểu được nhiều từ hơn so với số từ có thể nói được.

  • Lắng nghe những gì quý vị nói với các trẻ là giúp chúng học được các từ. Khi quý vị nói điều gì đó và chờ đợi, chúng bắt đầu hiểu cách hoạt động của giao tiếp.
  • Các trẻ lắng nghe những từ được nói ra trực tiếp với chúng cũng như các cuộc đàm thoại đang xảy ra chung quanh mình.
  • Chúng cũng chú ý đến âm điệu của ngôn ngữ và ở tuổi này bắt đầu hiểu ý nghĩa của âm điệu cũng như các từ. Ví dụ: các trẻ có thể chú ý khi giọng nói của quý vị hào hứng, trìu mến, thất vọng hoặc sợ hãi và cuối cùng sẽ học được cách sử dụng âm điệu trong các cuộc đàm thoại của riêng mình.

Ngôn Ngữ Diễn Đạt

Truyền đạt: Nói và đọc

“Ngôn ngữ diễn đạt” bao gồm tất cả các âm thanh và lời nói mà trẻ tạo ra.

  • Các trẻ sơ sinh sử dụng tiếng khóc, âm thanh và cử chỉ để truyền đạt cảm giác, nhu cầu và ý tưởng của mình.
  • Cử chỉ bao gồm những thứ như vẫy tay để “chào tạm biệt”, giơ cả hai tay lên là “bế con lên”, và lắc đầu để phản đối không ăn món ăn nào đó.
  • Các trẻ thực hành nhiều âm thanh khác nhau trong một thời gian dài trước khi thực sự nói nên lời. Chúng thường phát ra một tràng âm thanh liền nhau như: “ba-ba-ba” hay “đa-đa-đa” và thích thú khi người khác lập lại các âm thanh đó theo chúng.
  • Trước hết các trẻ thực hành các âm thanh khác nhau, hưởng thụ các âm thanh cảm nhận được trong miệng của chúng, nhưng trong một vài tháng, các âm thanh của chúng sẽ bắt đầu có ý nghĩa. Ví dụ: “m-m-m-m-m” sẽ được sử dụng nhiều hơn khi đòi mẹ.
  • Khi bắt đầu nói, đôi khi các trẻ chỉ nói một phần của từ, như âm đầu và âm cuối của từ, hay chúng có thể phát ra các âm thanh như nhịp điệu của từ.
  • Thậm chí khi các trẻ không nói được chính xác khi mới bắt đầu nói, chúng vẫn thực hành cho đến khi các từ phát ra giống như các từ của quý vị.
  • Các trẻ sơ sinh nói chuyện nhịp nhàng với các thành viên gia đình. Khi người kia ngừng nói, trẻ sơ sinh sẽ bập bẹ đáp lại.
  • Các trẻ mới sinh quan tâm đến sách. Chúng thích thú với việc dành thời gian cùng với quý vị xem và đọc sách. Chúng quan sát quý vị khi đọc và dõi theo các hình ảnh bằng mắt của mình.
  • Các trẻ mới sinh cầm sách lên ngay khi chúng có thể cầm được và cố gắng mở sách, nhai sách hay giở các trang sách. Chúng sớm bắt đầu mỉm cười, chỉ trỏ và tỏ ra ưa thích một số sách.

Đây là một số mẹo để hỗ trợ quá trình phát triển ngôn ngữ và sự quan tâm đến việc đọc sách của con quý vị:

  • Nói cho con quý vị biết quý vị sắp làm gì:
    • “Mẹ sẽ bế con lên đây”.
    •  “Đây là áo của con. Mình sẽ tròng áo qua đầu con nhé”.
    • “Đây là miếng cà rốt cho con ăn này”.
  • Khi con quý vị tỏ ra quan tâm đến điều gì, hãy cung cấp từ để mô tả những gì mà trẻ quan tâm. Con quý vị quan tâm nhiều hơn đến các từ mô tả sự quan tâm của trẻ.
    • “Con có nghe thấy chó sủa không?”
    • “Con đang sờ vào con mèo đó. Nó mềm và mượt quá nhỉ”.
    • “Con đang vẫy ba. Con đang nói, ‘chào tạm biệt’ hả?”
    • “Con đang với lấy nước của con.  Con có khát nước không?”
  • Nói về những gì con quý vị đang làm. Điều này giống việc “chỉ và nói”. Đồng thời khi con quý vị đang trải nghiệm điều gì, trẻ cũng đang học các từ để nói về điều đó.
    • “Con vừa bò suốt đường đến cửa đó!”
    • “Khi con chạm vào trái banh đó, nó lăn đi”.
    • “Con chọn đậu đó và bỏ vào miệng con.”
  • Nói chuyện về những gì quý vị đang làm. Điều này giống việc “chỉ và nói”. Đồng thời khi con quý vị đang trải nghiệm điều gì, trẻ cũng đang học các từ để nói về điều đó.
    • “Mẹ đang kiếm đôi giầy của mẹ đây”.
    • “Mẹ đang lấy đậu và yếm chuẩn bị để cho con có thể ăn đây”.
    • “Mẹ đang kiểm tra xem con có cần thay tã không”.
  • Sử dụng nhiều từ mô tả. Đây là cách mà trẻ xây dựng từ vựng
    • “Cái mền con ưa thích có màu lục, màu lam và xù lông khắp mọi nơi”.
    • “Đây là món đậu rằn của con.  Mẹ đã đánh nhuyễn thật mềm cho con đấy”.
  • Nói về chuyện tương lai gần. Điều này đem lại cho các trẻ cơ hội tạo lập một hình ảnh trí tuệ về những gì sắp xảy ra trước khi nó thực sự xảy ra.
    • “Sắp đến lúc con bú bình rồi”.
    • “Mẹ sẽ chuẩn bị nước cho con có thể tắm đây”.
    • “Sau khi thay tã xong, mẹ con mình sẽ đọc sách nhé”.
  • Nói về chuyện vừa xảy ra. Điều này đem lại cho các trẻ cơ hội phát triển một hình ảnh trí tuệ–một ký ức về những gì đã xảy ra.
    • “Hôm nay chúng ta vừa hát vừa vỗ tay trong xe hơi đấy”.
    • “Hôm nay con đã ăn nhiều quả lê trong bữa trưa”.
    • “Mình đã chào mẹ.  Mẹ đi làm rồi”.
  • Cung cấp sách cho con mới sinh quý vị:
    • Có các quyển sách trong tầm với của con mới sinh của quý vị, hãy để cho trẻ quyết định nhìn chúng ở bất kỳ nơi nào trẻ thích.
    • Dùng các quyển sách bìa cứng nhỏ cho các con nhỏ mới sinh của quý vị cho phép chúng tham gia giở các trang sách dễ dàng hơn.
  • Đọc sách cho con mới sinh của quý vị nghe. Đây là trải nghiệm “đọc sách” đầu tiên của con mới sinh của quý vị và là bước đầu để trẻ hiểu rằng sách có các câu chuyện, từ và thông tin cho trẻ.
    • Thậm chí trước khi con mới sinh của quý vị biết ngồi, quý vị có thể nằm bên trẻ và đưa sách lên cao để cả hai cùng xem.
    • Đọc chậm để con mới sinh của quý vị có cơ hội nghe các từ của quý vị và xem hình ảnh.
    • Trải nghiệm đầu đời này về các quyển sách có thể khởi đầu cho việc yêu thích đọc sách cho các con của chúng ta.
  • Quý vị có thể làm các quyển sách đơn giản cho con mới sinh của mình bằng các ảnh chụp người và đồ vật mà trẻ yêu thích. Các quyển sách này giúp trẻ thấy rằng sách có thể tượng trưng cho những điều trẻ biết.
    • Quý vị có thể dán các ảnh chụp lên giấy, viết các từ cho câu chuyện của mình rồi bấm, cột hay dán bằng băng keo các trang với nhau.
    • Các câu chuyện không được dài dòng. Chỉ chừng vài trang. “Julia thích ăn. Bé ăn bốc và bằng muỗng. Bé thích ăn cơm, chuối và thịt gà”.
  • Nói về các hình ảnh và sách với con quý vị. Học hỏi về các hình ảnh tượng trưng cho đồ vật là bước đầu để biết rằng chữ cũng có thể tượng trưng cho đồ vật.
    • “Mẹ thấy các ngôi sao trên trời.  Con có thấy các ngôi sao không?”
    • “Con thấy nhiều cá.  Con thấy gì nào?  (Khi con quý vị chỉ, quý vị có thể gọi tên những gì trẻ chú ý).
    • “Đây là ảnh của bà của con và dì của con”.

Nguồn: All About Young Children

Go Top
Zalo
Hotline