Nhiều cha mẹ băn khoăn về vấn đề làm sao chấm dứt việc hăm tã ở trẻ bởi vì có ai từng trải nghiệm hăm tã mới cảm nhận được sự bực nhọc của trẻ cũng như sự lo lắng của cha mẹ khi thấy trẻ khó chịu là như thế nào!
1. HĂM TÃ LÀ CÓ THỂ NGĂN NGỪA ĐƯỢC
Theo TS. Kana, Khoa Da liễu, BV Cincinati, Mỹ, hăm tã không phải dị ứng như nhiều cha mẹ nghĩ, không liên quan đến cơ chế dị ứng. Hăm tã chỉ là viêm da tiếp xúc, với các thể nhẹ, trung bình khi chưa có bội nhiễm bên ngoài thì sẽ thường tự hết trong 4-5 ngày từ lúc da có biểu hiện đỏ rát nếu da được chăm sóc tốt và sạch sẽ. Hăm tã thường không tái phát nếu kiểm soát tốt những tác nhân gây kích ứng da từ bên ngoài.
Có 4 tác nhân gây nên tình trạng hăm tã: độ ẩm cao khu vực da ảnh hưởng, độ axit vùng da ảnh hưởng cao, dính phân 1 thời gian và do cọ xát tiếp xúc giữa tã và da bé. Chỉ cần hạn chế hoặc khắc phục các tác nhân này thì có thể ngăn ngừa được.
Để khắc phục các tác nhân trên, bạn cần
• Thay tã thường xuyên, tránh để da bé bị ẩm lâu do tiếp xúc với chất bẩn.
• Khi da bé dính phân hay nước tiểu, bạn cần loại bỏ chất dính sớm và sử dụng nước ấm pha muối cafe tỉ lệ 1 muỗng muối/500mL nước để lau vùng khu vực da tiếp xúc lần 1, sau đó, lau sạch lại bằng nước ấm sạch. Nếu thao tác này được thực hiện sớm và trong vòng 3 tiếng sau tiếp xúc thì da không bị kích ứng.
• Mua tã đúng size và khóa dán đàn hồi để tăng co giãn khi trẻ vận động , hạn chế tiếp điểm bị ảnh hưởng lực quá lâu, gây kích ứng da.
2. CÁCH CHỌN TÃ NHƯ THẾ NÀO
Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Mỹ (AAP) từng báo cáo: những nghiên cứu cho thấy tã dùng 1 lần ít gây hăm tã hơn so với tã vải sữ dụng lại bởi tã vãi không thể ngăn cản hoàn toàn sự tiếp xúc giữa da và chất thải. Họ cũng thảo luận vấn đề về mức độ ảnh hưởng môi trường: Cả hai đều có mức ảnh hưởng môi trường gần giống nhau theo kết quả những nghiên cứu gần đây; tã dùng 1 lần có thể bị bỏ đi dưới dạng rác thải, nhưng tả vải để tái sử dụng cũng tiêu thụ năng lượng điện để giặt giũ và cũng phải sử dụng nước tẩy nhẹ để loại bỏ chất bẩn và vi khuẩn (theo hướng dẫn giặt an toàn của AAP 2009)- điều này cũng gián tiếp sử dụng năng lượng và thải chất thải ra môi trường. Do đó, Viện AAP, Mỹ có lời khuyên:
Không quan trọng bạn sử dụng loại nào, quan trọng hơn bạn chú ý đến tính năng sử dụng và mức độ thuận tiện, thoải mái của trẻ là được, đây là một số gợi ý:
a) Chọn tã đúng size của trẻ là điều được khuyên.
b) Để hạn chế hăm tã, thay tã thường xuyên, chú ý quan sát những dấu hiệu khó chịu khi đầy tã của trẻ. Lau dọn sạch các chất thải sớm khi tiếp xúc với da trẻ sẽ tránh vấn đề viêm da.
c) Các khóa, dây chun hoặc bề mặt tiếp xúc giữa tã với da trẻ tránh quá chặt và nên thuận tiện cho cha mẹ mở, nhưng không quá lỏng khi trẻ vận động, ôm vừa vặn cơ thể trẻ.
d) Bề mặt tã nên làm từ chất liệu cotton mềm mại, thân thiện với da của bé. Ngoài ra bề mặt bên trong tã cũng cần được áp dụng thiết kế cải tiến như có các lỗ thấm hút, hoặc bề mặt dạng sóng có các “Rãnh thấm kim cương” giúp chất lỏng được dàn đều, thấm hút nhanh hơn và ngăn trào ngược lên trên bề mặt. Cấu tạo sóng cũng sẽ giúp giảm diện tích tiếp xúc giữa da trẻ với chất bẩn.
e) Mặt đáy tã xốp êm, thoát ẩm giúp da của trẻ được “hô hấp” ngay cả khi mặc tã.
3. BÉ MẶC TÃ NHIỀU QUÁ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DÁNG ĐI HOẶC ĐI TÈ Ở TRẺ ?
Có một sự khác biệt ở dáng đi và độ rộng bước chân của trẻ trong thời gian mặc tã thường trong độ tuổi 13-19 tháng tuổi, điều mà một số cha mẹ lo lắng về dáng đi của trẻ. Tuy nhiên, trước 3 tuổi trẻ sẽ hoàn thiện dần lại dáng đi và trước 9 tuổi trẻ sẽ có dáng đi như người lớn bình thường.
Phản xạ đi tè cũng là 1 điều mà nhiều cha mẹ quan tâm khi trẻ thường mặc tã. Điều quan tâm này không sai bởi vì liệu trẻ cứ đi tè hoặc ị thoải mái vào tã mà không có cảm giác khó chịu gì để báo rằng “cần đi ngoài” như chúng ta. Tuy nhiên, hiểu được băn khoăn này, nhóm nghiên cứu của TS. Vermandel, ĐH Antwerp, tìm thấy không có nhiều trở ngại trong việc phát triển khả năng nhận tín hiệu đi ngoài, thậm chí có 1 vài lợi ích trong việc giúp trẻ ý thức về việc đi ngoài khi trẻ sớm cảm nhận được mức độ ẩm của bỉm khi có chất thải xuất hiện. Điều này thuận lợi cho chuyển tiếp từ mang bỉm sang ngồi toilet.
4. MẸO TẬP BÉ BÁO HIỆU MẸ BIẾT VỪA MỚI TÈ HAY Ị RA TÃ
Gần đây, chuyên gia giáo dục người Úc, Deanne đã chia sẻ trên BBC: Cha mẹ nên tận dụng cơ hội khi thay tả để dạy trẻ về khái niệm sở hữu riêng của thân thể. Chuyên gia Deanne hướng dẫn cụ thể: trước khi bắt đầu thay tã, thay vì bạn quay mặt đi, bực nhọc hoặc cố thay thật nhanh thì bạn hãy tỏ vẻ bình thường, hai tay bạn cầm hai tay trẻ đưa gần về phía phần dưới tã, một phần cũng làm trẻ tập trung hơn và nhìn vào ánh mắt của bạn, khi đó hãy hỏi trẻ: “Cu Bin ơi, bây giờ mẹ sẽ thay tã cho cu Bin nhé, tã hơi nặng rồi (cầm tay trẻ nhịp nhịp vài lần), mẹ thay tã nhé, được không?
Sau đó, bạn hãy đợi vài giây chờ 1 phản ứng nào đó của trẻ, có thể là ánh mắt, có thể là cố bám chặt vào bàn tay mẹ, hoặc 1 nụ cười. Nghe có vẻ thật khó khăn khi phải chờ phản ứng “trả lời” của một đứa bé thậm chí chưa thể nói được, tuy nhiên, vấn đề không phải là bạn chờ một câu trả lời rạch ròi như “Dạ được, mẹ thay đi” hoặc “không, con không chịu”. Điều mà chúng ta đang làm chỉ là cách chúng ta thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến những phần riêng tư của trẻ, đó là thân thể của trẻ. Điều này càng được giới thiệu sớm thì trẻ sớm hình thành 1 khái niệm về phần sở hữu của riêng trẻ, khi ý thức tốt hơn, nhận thức rõ ràng trẻ có tầm nhìn tốt và an toàn khi bước vào xã hội lớn hơn. Đó cũng là cách dạy trẻ tôn trọng phần riêng tư của ai đó, thậm chí đó thuộc về vật chất và tinh thần của họ.
Một lợi ích khác, sau 1 thời gian ngắn, việc để tay xuống phần dưới và nhịp có thể giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ dấu hiệu này để dễ dàng cho bạn biết là trẻ cần quan tâm hơn phần dưới, có thể là thay tã cho trẻ. Một cách gián tiếp giúp trẻ nhận ra nhu cầu đi tiểu hoặc đi ị của bản thân trong độ tuổi trước 5. Theo TS. Shelly, ĐH Virginia giải thích hệ thống cảm giác của trẻ được huấn luyện bằng lời nói và cử chỉ của bạn cùng tại thời điểm trẻ có cảm giác sự thay đổi về độ ẩm và sức nặng của bỉm tác động vào vùng da. Tất cả tín hiệu này đều cho trẻ học được sự muốn thải ra hoặc muốn đi toilet sau 1 thời gian. Khi trẻ bước sang 2 tuổi, việc trẻ tập làm quen với ngồi bô sẽ thuận lợi khi trẻ đã có 1 khái niệm khá rõ về nhu cầu đi ra của cơ thể.
Notes
American Academy of Pediatrics (2009) Diapers: Disposable or Cloth? AAP news.
Shelly J. Lane et al. (2015) Examining the Sensory Characteristics of Preschool Children With Retentive Fecal Incontinence. Am J Occup Ther 2015;69(Suppl. 1):6911500194p1. doi: 10.5014/ajot.2015.69S1-PO6099.
Vermandel A et al. (2009) The efficacy of a wetting alarm diaper for toilet training of young healthy children in a day-care center: a randomized control trial. Neurourol Urodyn. 2009;28(4):305-8. doi: 10.1002/nau.20658.
Kara Shah (2017) Myths on Chemical Burns in the Diaper Area. Clinical Pediatrics. 56(5S) 13 S–15.
Should we ask babies for consent before changing their nappies? BBC News May 2018
Theo Bác sĩ Anh Nguyễn