Nhiều mẹ hay thắc mắc vấn đề vì sao nhiều trẻ ăn được, ngủ được nhưng cả tháng không tăng lạng nào. Có phải do trẻ bị thiếu chất gì không? Có cần bổ sung gì cho trẻ không? Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề “chậm tăng cân” ở trẻ là như thế nào? Vì sao lại có tình trạng này và những sai lầm của cha mẹ làm trẻ chậm tăng cân.
Đánh giá trẻ chậm tăng cân như thế nào cho đúng?
Chúng ta thường bị ám ảnh bởi những con số, không phải cứ nhìn chỉ số trên cái cân thấy nó không tăng lên là kết luận ngay trẻ chậm tăng cân. Thật ra, mỗi đứa trẻ có tốc độ tăng cân khác nhau, và khác nhau ở từng thời điểm. Các mẹ xem thêm caption hình 1.
Việc theo dõi cân nặng của trẻ là điều cần thiết, nhưng không phải lúc nào bạn cũng chăm chăm vào cái cân. Thực tế cho thấy, dù trẻ ăn nhiều nhưng không phải 100% các chất dinh dưỡng sẽ được cơ thể xử lý tốt được, mà phần lớn sẽ bị đảo thải và không được tiếp nạp, việc này dẫn đến trẻ dễ thiếu dinh dưỡng và không tăng cân như kỳ vọng. Khi thực hiện tư vấn một số người mẹ có trẻ đang bị thấp còi thiếu cân, bác thường thấy đa phần phụ huynh sẽ mắc “bệnh” tập trung nạp thật nhiều chất bổ dưỡng, miễn là đồ tốt.
Tuy nhiên, các mẹ nên suy xét đến chiều ngược lại, bạn có bao giờ tự hỏi khi bạn nạp quá nhiều chất, liệu bộ máy tiêu hóa của trẻ có thật sự khỏe để có thể vận hành và chuyển hóa hay không? Khi hệ tiêu hóa trẻ gặp vấn đề, không thể chuyển hoá thức ăn thành chất dinh dưỡng và hấp thu tốt được dưỡng chất sẽ khiến con gặp các triệu chứng như biếng ăn, táo bón và khi đó con cũng không thể nào phát triển tốt được. Do đó:
•Chế độ ăn của trẻ cần đa dạng các nhóm chất dinh dưỡng chính như đường/tinh bột - đạm - béo - vitamin khoáng & chất xơ.
•Ưu tiên lựa chọn những loại thực phẩm, sữa có chứa đầy đủ các dưỡng chất và hỗ trợ hệ tiêu hóa của trẻ. Ví dụ như đạm whey. Đây là một loại đạm từ sữa và có 1 số ưu điểm như dễ hoà tan, hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu, đồng thời cung cấp năng lượng bền vững cho trẻ, giúp trẻ tăng cân tốt hơn.
•Chế độ độ ăn của trẻ cũng nên bổ sung thêm lợi khuẩn và chất xơ. Cách đơn giản để bổ sung lợi khuẩn cho trẻ là cho trẻ ăn thực phẩm, sữa có chứa lợi khuẩn. Như, lợi khuẩn BB12 gần đây được chứng minh là có vai trò trong hỗ trợ sự khỏe mạnh và ổn định của hệ vi khuẩn đường ruột từ nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch. Các chất xơ cũng giúp tiêu hóa thức ăn của trẻ tốt hơn, đặc biệt các chất xơ tan như GOS còn là "thức ăn" cho các lợi khuẩn phát triển.
Một lời khuyên dành cho cha mẹ đó là: đừng quên rằng mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt và con sẽ có lộ trình phát triển riêng. Vậy nên, bố mẹ hãy nhớ: “Đừng nghe lời khuyên của những người khác mà hãy lắng nghe con của bạn. Bạn không cần quyển sách nào cả. Con của bạn đã là 1 quyển sách rồi. Hãy cầm lên và đọc nó thật kĩ” (Mayim Bialik). Chọn sữa cho trẻ cũng vậy, quan trọng cần đọc kỹ thông tin về dinh dưỡng để xem liệu các thành phần dinh dưỡng có đầy đủ để giúp trẻ không chỉ tăng cân tốt mà còn tiêu hoá tốt. Như dòng sữa Nhật Pedia Kenji trong thành phần có chứa đạm whey giàu alpha-lactabulmin dễ hấp thu đi cùng với bộ đôi chất xơ GOS, FOS & lợi khuẩn BB12 giúp trẻ tăng cân tốt mà không bị táo bón.
Việc dùng biểu đồ WHO về cân nặng theo độ tuổi là được khuyên để xem xu hướng tăng cân của trẻ. Theo BS Kramer, miễn là cân nặng của trẻ vẫn nằm trong khoảng phát triển bình thường trên đường cong tăng trưởng của WHO (giữa đường 3rd và 97th) và có tốc độ tăng trưởng ổn định thì điều đó cho thấy trẻ đang phát triển và tăng cân tốt. Dù nằm ở đường cong tăng trưởng nào, hầu hết trẻ sẽ đi theo đường đó khi lớn dần. Cũng có 1 ít trẻ có thể nhảy sang đường mới, miễn đừng nhảy quá 2 đường là ổn. Nếu nhảy quá 2 đường trên thì trẻ đang có xu hướng thừa cân béo phì, nếu nhảy xuống dưới 2 đường có thể là trẻ đang chậm tăng cân. Tuy nhiên, một số thay đổi về cân nặng của trẻ vẫn được xem là bình thường nếu trẻ bị bệnh hoặc khi chuyển sang độ tuổi mới và phần lớn trẻ sẽ bắt nhịp lại sau 3 tuần