Làm sao để dạy một đứa trẻ biết hiếu thảo?

Tấm lót chống thấm 0907799286 0902849697
Làm sao để dạy một đứa trẻ biết hiếu thảo?
Ngày đăng: 23/12/2022 09:31 AM

Gần đây các nhà khoa học chỉ nhận ra rằng: đứa trẻ hiếu thảo không phải là đứa được thương nhất, mà ngược lại đứa được thương nhất lại đôi lúc là đứa ít quan tâm đến cha mẹ nhất. Không phải càng dành tình yêu, chiều chuộng là chúng ta mong đợi sẽ được đón nhận lại. Vậy, thực sự hiếu thảo là gì? Làm sao nuôi dưỡng những đứa trẻ biết hiếu thảo?

HIẾU THẢO LÀ GÌ?

Đến nay, khoa học có thể đo đạc mức độ hiếu thảo tương đối của 1 con người. Nó được định nghĩa dựa trên các thang đo đạo đức 1 con người nên có. Khi nói đến hiếu thảo, chúng ta thường nghĩ là nó biết lo lắng, quan tâm cha mẹ. Nhưng, thực tế nó chỉ là 1 yếu tố trong nhiều yếu tố về hiếu thảo. Quan tâm chỉ là bước đầu. Nó cần có những bước khác như thấu hiểu nỗi khó khăn của cha mẹ, hiểu khi nào cần chăm sóc, tới lui với cha mẹ, và 1 bước cuối cùng là "dạy con biết quan tâm ông bà". Ít ai nhận ra bước cuối là bước quan trọng của lòng hiếu thảo. Nhưng, nghiên cứu của nhóm TS. Zhang, ĐH Ma Cao đã cho thấy: những đứa trẻ được dạy yêu thương và quan tâm cha mẹ, ông bà thì thường có khuynh hướng "di truyền" lòng hiếu thảo sang thế hệ kế tiếp thông qua chọn bạn đời cũng có cái gen "di truyền" như vậy.

VẬY LÀM SAO NUÔI DƯỠNG MỘT ĐỨA TRẺ HIẾU THẢO?

1. Giúp trẻ hiểu và học về sự quan tâm từ sớm

Quan tâm ở đây không chỉ là con người, mà cả những vật dụng hằng ngày, công việc gia đình, con vật nuôi... Điều này là nên dạy trẻ biết san sẻ các công việc, hoạt động hằng ngày trong nhà. VD, nắng chiếu vào nhà thì biết kéo rèm cửa, thấy vũng nước trên sàn thì phải biết lau khô... Tự bản thân trẻ sẽ không hiểu là cần quan tâm nếu cha mẹ lo toang mọi thứ, và cướp đi cơ hội để trẻ hiểu và học được điều này.

2. Yêu thương trẻ là đúng, nhưng đừng biến trẻ thành "bình bông" trong nhà

Tôi từng đến thăm nhà 2 người bạn vào giờ cơm tối. Khi chuẩn bị đến giờ cơm, đứa bé của người bạn A thì nhanh nhảu xếp tập và chạy vào bếp phụ mẹ xếp chén và khăn bàn. Dù đôi tay nhỏ xíu nhưng rất cẩn thận bưng tô salad, sau đó vui vẻ chạy ra mời tôi và bố cô bé vào ăn. Một hình ảnh ngược lại, cô bé của người bạn B cũng chạc tuổi cô bé kia, nhưng đến giờ ăn thì mẹ cô hì hục làm mọi thứ và cô bé cứ ngồi học. Người mẹ nói với tôi: "nó chưa biết làm gì đâu, cứ học hành là được em ạ, chị làm được hết!" Đến khi mọi người vào bàn ăn, cô bé vẫn chưa chịu ra dù được mẹ gọi nhiều lần và phải đích thân mẹ vào dụ ra ăn cơm.

Cha mẹ của gia đình B có yêu thương bé không? Có, họ rất yêu thương bé. Tuy nhiên, nếu họ nghĩ phải đặt bé vào trung tâm của tình yêu đó thì đã sai. Thực ra họ đang giành lấy những cơ hội để trẻ được học các kỹ năng sống trong xã hội- nơi mà trẻ mãi mãi không bao giờ sống một mình, mà phải sống cùng mọi người, phải biết các kỹ năng sống và giao tiếp để tồn tại. Hơn nữa, việc bao bọc có thể làm trẻ trở nên ích kỹ và dễ dàng "lạc hậu" với thế giới và không thể hòa nhập.

Trẻ con cần được dạy như cô bé ở gia đình A. Bên cạnh việc học, trẻ cần được tham gia vào các hoạt động của gia đình như dọn dẹp, trò truyện , vui chơi cùng các thành viên, trồng cây với cha mẹ, ông bà, dọn cơm, đón khách... Đó là cách bạn thực sự yêu trẻ vì thông qua đó bạn dạy trẻ biết cách san sẻ, yêu thương và quan trọng hơn là thông điệp " chúng ta là 1 gia đình", khi đó trẻ sẽ có trách nhiệm hiểu rằng cha mẹ và trẻ là 1 gia đình, cần gắn bó, yêu thương nhau

3. Yêu thương, chăm sóc cha mẹ của mình, giúp con biết về ông bà

Trẻ không làm điều bạn nói, mà chỉ làm điều trẻ nhìn thấy. Cách bạn quan tâm và chăm sóc ba mẹ của mình cũng chính là cách trẻ sẽ quan tâm và chăm sóc chính bạn khi về già. Nếu trẻ không có nhiều cơ hội đến thăm viếng hay trò chuyện với ông bà thì khi về già trẻ cũng ít dành thời gian thăm viếng bạn.

Tại sao? Bởi vì khi bạn cho rằng việc thăm viếng cha mẹ là thứ yếu vì có những thứ khác quan trọng hơn, hay chỉ làm khi thực sự rảnh thì trẻ cũng hiểu rằng việc thăm viếng bạn khi già cũng thứ yếu như vậy.

Notes

Hashimoto, A., & Ikels, C. (2005). Filial Piety in Changing Asian Societies. In V. Bengtson, P. Coleman, & T. Kirkwood (Authors) & M. Johnson (Ed.), The Cambridge Handbook of Age and Ageing (Cambridge Handbooks in Psychology, pp. 437-442). Cambridge: Cambridge University Press.

Zhang LR, Chen WW. The Mediating Role of Parental Influence on the Relationship Between Adult Children's Filial Piety Beliefs and Mate Preferences. Evol Psychol. 2020;18(4):1474704920969110.

Nguồn: BS Anh Nguyễn - Chuyên gia dinh dưỡng và sức khỏe trẻ em.

Go Top
Zalo
Hotline