Hôm qua tôi có trò chuyện với 1 người chị về bé gái của chị ấy. Bé khoảng 3 tuổi, thuộc thế hệ các bé alpha (các bé sinh từ năm 2010 - nay). Chị kể tối nào bé cũng xem tivi rất muộn. Dù mẹ đã yêu cầu tắt TV nhiều lần nhưng bé vẫn giả vờ không nghe. Khi mẹ cho thời gian 5 phút để tắt thì bé vẫn vậy. Chị ấy vào tắt thì bé tỏ vẻ rất tức tối, quăng remote TV và chạy vào giường nằm khóc tức tưởi như thể mẹ đang làm điều gì đó sai với bé.
Bạn biết không, thực ra, trẻ không muốn làm khó mẹ mình, nhưng cách trẻ hiểu về 1 vấn đề, như việc tắt TV ở câu chuyện trên là khác với bố mẹ. Bố mẹ thường mong muốn có lợi cho trẻ vì sợ trẻ thức khuya ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng trẻ còn nhỏ chưa nhận thức được điều này. Điều trẻ nghĩ là “mình đang xem TV vui mà sao mẹ lại tắt TV của mình”. Điều này dễ dẫn trẻ rơi vào cơn bão của cảm xúc. Cách hành xử của chúng ta thường là mặc kệ trẻ hoặc mắng trẻ…Nhưng điều quan trọng lúc này đó là bạn nên giúp trẻ “sơ cứu” cảm xúc. Sơ cứu không phải là dạy dỗ, khuyên nhủ, hay giáo dục về lợi ích của việc ngủ sớm, sơ cứu chỉ đơn giản là tiếp tục kết nối với trẻ để trẻ hiểu rằng bạn nhận ra cảm xúc của con; chẳng hạn như nằm kế bên trẻ và nói với trẻ rằng “mẹ hiểu con thất vọng khi không được xem TV nữa, nó luôn xảy ra và ai cũng có cảm giác này khi muốn làm 1 điều gì đó. Nhưng, chúng ta không làm khác hơn vì giờ này đã đến lúc con phải đi ngủ”. Khi đó, cho trẻ bờ vai hay cái ôm nếu trẻ khóc òa. Như vậy là sơ cứu cảm xúc đã thành công.
Cách này đặc biệt quan trọng với những đứa trẻ thế hệ Alpha - thế hệ của những đứa trẻ dễ bị cô độc vì bố mẹ ngày nay quá bận rộn và đang ngày càng ít kết nối và trò chuyện với trẻ. Vô tình lâu dần sẽ khiến trẻ dễ cô lập bản thân, rơi vào vòng xoáy công nghệ, trí tuệ cảm xúc (EQ) bị mài mòn. Và không chỉ các bé sinh từ 2010, các bé nhỏ 1 - 2 tuổi cha mẹ cũng nên quan tâm đến vấn đề này từ sớm, tránh con càng lớn càng khó thay đổi. Bố mẹ có thể giúp trẻ quản lý cảm xúc thông qua những hoạt động hằng ngày. Bởi vì EQ không chỉ là yếu tố quyết định sự thành công của 1 người (khoảng 67%) mà nó còn là yếu tố giúp con người tự biết tạo động lực bên trọng, tự điều chỉnh tâm trạng và tìm được hạnh phúc.
1. Hai phương pháp giúp gia tăng kết nối và tăng năng lực quản lý cảm xúc (EQ) ở trẻ - bài học sơ cứu cảm xúc dành cho bố mẹ có con thế hệ alpha.
- Phương pháp kết nối: Luôn kết nối với trẻ trong những hoạt động hằng ngày, kể cả khi trẻ giận dữ. Thay vì la mắng, bỏ mặc trẻ, việc tiếp tục kết nối với trẻ sẽ giúp gia tăng năng lực quản lý cảm xúc EQ cũng như giúp phục hồi năng lực IQ trong giải quyết vấn đề (khi tức giận, IQ con người giảm chỉ còn 30%). Cách kết nối với trẻ khi trẻ tức giận: Bố mẹ nên cho trẻ biết mình hiểu được khó khăn của trẻ và giúp trẻ vượt qua cảm xúc đó. VD, khi trẻ bắt đầu tức tối vì không xếp được khối gỗ lên cao, bạn hãy nói: “Có vẻ khó con nhỉ, nó dễ ngã lắm. Được rồi, chúng ta cùng xếp nằm ngang thử xem nhé!”. Phương pháp này giúp trẻ học được cách giữ bình tĩnh để giải quyết vấn đề theo hướng tích cực hơn.
- Phương pháp đưa giới hạn và quy tắc: Hãy thiết lập bộ quy tắc giữa bố mẹ và trẻ để giúp trẻ kiểm soát cảm xúc bản thân và học cách cư xử đúng. Khi trẻ thể hiện sự bực tức, ném đồ chơi, bạn hãy nhắc trẻ: “Con có thể giận, đó là điều bình thường. Nhưng chúng ta đã thỏa thuận với nhau trước về sự tức giận rồi đúng không, ném đồ chơi là không được phép”. Tất nhiên, những luật lệ và qui tắc này bạn và trẻ đã giao kèo trước. Phương pháp này còn giúp trẻ có không gian kiểm soát cảm xúc bản thân và dùng năng lực đánh giá để đưa ra quyết định đúng đắn. Từ đó cũng giúp trẻ tự tin và quyết đoán hơn cho những quyết định sau này.
2. Việc giúp trẻ phát triển EQ không chỉ là dạy dỗ, mà còn là dinh dưỡng.
Dinh dưỡng không chỉ quan trọng cho phát triển cấu trúc não bộ mà còn cả các kết nối thần kinh trong việc điều hòa cảm xúc của trẻ từ 0 - 6 tuổi. Nghiên cứu của GS. Brenna, ĐH Cornell, Mỹ cũng cho thấy phần lớn DHA sẽ tập trung trên màng tế bào não với tốc độ khoảng 4mg/ngày, hỗ trợ phát triển trí thông minh (IQ) ở trẻ.
Trong khi đó, MFGM – dưỡng chất được biết như là thành phần của màng cầu chất béo trong sữa mẹ - giúp sự dẫn truyền thần kinh xảy ra nhanh hơn, ổn định, không bị phân tán, cho các tín hiệu truyền thông tin tốt hơn. Ngoài ra, MFGM cũng liên quan đến hoạt động phát triển trí tuệ cảm xúc (EQ) ở trẻ nhỏ, giúp tăng khả năng tập trung, điều hòa cảm xúc và hành vi ở trẻ. Không những vậy, một số nghiên cứu khác cho thấy MFGM và DHA kết hợp giúp tăng hiệu quả phát triển các mối nối thần kinh liên quan đến phát triển trí tuệ và cảm xúc của trẻ, giúp trẻ phát triển tốt về nhận thức, ngôn ngữ, và ghi nhớ.
Theo khuyến nghị của FAO/WHO, trẻ từ 2 - 4 tuổi sẽ cần bổ sung 100 - 150mg DHA+EPA/ngày, trẻ từ 4 - 6 tuổi sẽ cần 150 - 200 mg DHA+EPA/ngày. Do đó, khi chọn những thực phẩm, sữa cho trẻ ngoài việc ưu tiên chọn các loại có chứa MFGM cùng hàm lượng DHA đạt chuẩn khuyến nghị FAO/WHO, bố mẹ cũng cần lưu ý chọn các hãng uy tín, có chứng minh lâm sàng, nghiên cứu rõ ràng cho sản phẩm của mình. Bố mẹ quan tâm đến phát triển thông minh, tình cảm cho con có thể tham khảo Enfa A+ Vị thanh mát với dưỡng chất vàng MFGM và hàm lượng DHA đạt chuẩn khuyến nghị FAO/WHO. Bên cạnh đó, sản phẩm này không dùng đường sucrose nên vị thanh mát khá giống với vị sữa tự nhiên, hỗ trợ lợi khuẩn, cải thiện hấp thu canxi, giảm nguy cơ sâu răng cho trẻ.
Notes
Lekaviciene R. et al. High emotional intelligence: family psychosocial factors. Procedia - Social and Behavioral Sciences 217 ( 2016 ) 609 – 617
Nguồn: BS Anh Nguyễn – Chuyên gia sức khỏe dinh dưỡng trẻ em