1. Cơ thể phụ nữ khi mang thai
Hôm qua tôi nhận được dòng tâm sự của một người bạn. Bạn ấy viết khá dài vì cảm thấy buồn và ấm ức khi cô em chồng luôn gọi bạn ấy là “bầu bì chỉ thích làm nũng”. Thực ra, chỉ khi đã mang thai và làm mẹ mới hiểu hết nỗi khó nhọc của mang thai 9 tháng 10 ngày là như thế nào? Bạn biết không, từ khi mang thai đến khi đứa trẻ chào đời, cơ thể người phụ nữ phải trải qua rất nhiều thay đổi và nguy hiểm. Tim và phổi của họ phải làm việc 150%, thận phải kiệt sức để lọc máu mỗi ngày.
Trong 1 tạp chí khoa học Scientific American, họ ví cơ thể của người phụ nữ mang thai là như đang trải qua 1 trận chạy marathon, nhưng mà họ phải chạy đến 9 tháng 10 ngày. Làm gì có thời gian để làm nũng ai chứ? Không chỉ vậy, sau sinh họ còn phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề và căn bệnh không dễ dàng gì. Một số những vấn đề mà phụ nữ sau sinh thường gặp như:
• Trầm cảm
• Đau cổ tay
• Trí nhớ cá vàng
• Rạn da
• Và nhiều nữa những vấn đề không tên khác
Trong đó, có một căn bệnh mà chúng ta thường ít để ý nhưng có đến 40% phụ nữ mang thai mắc phải, đó là suy giãn tĩnh mạch chân và phần lớn sẽ phát triển tệ hơn sau mang thai do không được quan tâm đúng hoặc thật ra họ còn thời gian đâu mà quan tâm chứ. Căn bệnh gây nhiều khó chịu cho cuộc sống như cảm giác đau nhức chân lúc về chiều, cũng như về thẩm mỹ, tiềm ẩn những nguy cơ liên quan đến sức khỏe như gây hạn chế đi lại, giảm các hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng con cái mà ít người thực sự quan tâm.
2. Nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch như thế nào?
Ban đầu chỉ là những dấu hiệu không rõ ràng như cảm giác nặng chân, chân dễ mỏi hơn, xuất hiện nhiều gân xanh. Ở giai đoạn nặng, có thể dẫn đến viêm, sưng, khó đi lại. Tuy nhiên, theo TS. Scovell, bệnh viện Đa khoa Massachusetts trực thuộc Harvard cho biết suy giãn tĩnh mạch chân không phải là không thể ngăn ngừa. Có thể ngăn ngừa các biến chứng nặng, thậm chí từ rất sớm, chỉ là do chị em chúng ta không chú ý quan tâm đến khi nó ở giai đoạn đầu.
3. Nguy cơ dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch
• Tiền sử gia đình:
Nghiên cứu thống kê cho thấy: Bạn có cha mẹ bị suy giãn tĩnh mạch sẽ có nguy cơ cao cũng mắc bệnh này giống như họ
• Thói quen làm việc:
Công việc của bạn bắt bạn phải đứng hoặc ngồi nhiều hơn 2 tiếng mà không có cơ hội chuyển tư thế vận động trong 10 phút để thư giãn thì sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh này.
• Tuổi tác
Càng lớn tuổi bạn càng có nguy cơ phát triển sự suy giảm chức năng của các tĩnh mạch này
4. Những hiểu lầm về bệnh suy giãn tĩnh mạch
a. Mang thai sẽ gây ra bệnh suy giãn tĩnh mạch?
Giai đoạn mang thai bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch vì những thay đổi về cân nặng, lối sống, hormone sinh dục. Tuy nhiên, bệnh sẽ giảm dần từ 3-12 tháng sau sinh nếu bạn không rơi vào 1 trong 3 yếu tố nguy cơ ở trên. Sau giai đoạn đó, bạn vẫn có thể tái mắc bệnh nếu không lưu tâm về các yếu tố nguy cơ, đặc biệt từ môi trường làm việc.
b. Thói quen ngồi bắt chéo chân gây ra bệnh suy gĩan tĩnh mạch?
Bắt chéo chân không gây ra bệnh, nhưng sẽ làm bệnh nặng hơn nếu bạn đã mắc bệnh.
c. Bệnh suy giãn tĩnh mạch không gây khó chịu lắm, vậy cứ đợi thời gian sẽ tự khỏi.
Bạn được khuyên nên điều trị sớm nhất có thể để giảm sự tiến triển nặng của bệnh vì thực tế bệnh chỉ có thể nặng hơn, mà không thể nhẹ hoăc tự khỏi nếu bạn không điều trị. Khi nặng, mạch máu sẽ nổi rõ hơn và nhiều hơn. Thêm vào đó, bạn có thể rất bất tiện trong đi lại và sinh hoạt vì sự viêm và sưng của nó.
5. Lời khuyên để bạn ngăn ngừa và hỗ trợ bệnh suy giãn tĩnh mạch
a. Hãy tạo 1 môi trường làm việc khoa học và an toàn cho cơ thể. Nếu công việc bạn phải ngồi hoặc đứng nhiều, bạn hãy tự cho phép cơ thể mình thư giãn 5-10 phút cứ sau 60 phút làm việc hoặc đơn giản chuyển tư thế ngồi hoặc thư giãn chân bằng cách nâng chân hay duỗi cổ chân khi ngồi lâu
b. Tạo cơ hội mỗi ngày đi bộ hoặc vận động hợp lý 30 phút.
c. Sau sinh, bạn nên bắt đầu lên kế hoạch để quay lại cân nặng bình thường như trước sinh
d. Bạn nên có 1 chế độ ăn đa dạng, chú ý có 2-3 bữa/tuần có những thực phẩm giàu chất sơ, vitamin C, Vitamin E, kẽm và chất hợp chất chống oxy hóa flavonoid. Những hợp chất này thường có trong đa dạng rau, củ, quả với đa dạng màu sắc như cam, đỏ, tím,… Điển hình, vỏ cam non với 2 hợp chất flavonoid quan trọng gồm Diosmin và Hesperidin có khả năng chống oxy hóa mạch máu, hỗ trợ mạch máu, giảm viêm, đau nhức. Các hợp chất flavonoids chiết xuất từ những dược liệu này cũng đã được ứng dụng nhiều trong thuốc suy giãn tĩnh mạch vi hạt tinh chế từ Pháp như thuốc Daflon 500mg. Những loại thuốc này có thể sử dụng như một liệu pháp bổ sung flavonoids để ngăn ngừa tổn thương thành mạch từ giai đoạn sớm khi có các dấu hiệu đau chân, sưng chân, nặng chân, chuột rút về đêm.
e. Nếu trong gia đình ai đó mắc bệnh này, bạn nên chú ý đến nguy cơ bạn có thể mắc bệnh này khi bạn lập gia đình và sinh con. Bạn nên đi khám và điều trị sớm ngay khi có dấu hiệu về suy giãn tĩnh mạch hoặc sau sinh nên tầm soát bệnh mỗi 6 tháng, kéo dài 2 năm hoặc khi độ tuổi bạn trên 50 để có sức khỏe tốt và không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Tỷ lệ điều trị thành công là khoảng 92% nếu bạn lưu tâm sớm.
Bạn biết không, những áp lực và khó khăn của người phụ nữ khi mang thai và sau sinh là vô cùng lớn, họ cũng rất dễ rơi vào những mối thắt về cảm xúc và trạng thái trầm cảm của bản thân nếu họ không được thấu hiểu và chia sẻ từ chồng, từ gia đình. Hơn nữa, những áp lực từ cuộc sống, từ những người xung quanh cũng góp phần gia tăng những lo âu này của họ.
Nếu bạn đang gặp tình huống khó khăn, hãy mạnh dạn chia sẻ điều đó với chồng, với người thân và bạn bè vì đó là cách làm tốt nhất trong lúc này
Notes:
Gohel MS, Davies AH. Pharmacological agents in the treatment of venous disease: an update of the available evidence. Curr Vasc Pharmacol. 2009 Jul;7(3):303-8. Review.
Pregnancy Is Far More Dangerous Than Abortion. Scientific American
Nguồn: BS Anh Nguyễn – Chuyên gia sức khỏe dinh dưỡng trẻ em